• Slide1
  • Slider 2
  • Slider 3

Tin tức

Làm gia sư khó hay dễ đối với sinh viên

Hiện nay vấn đề làm thêm sau giờ học không còn xa lạ trong giới sinh viên. Nó đã trở thành nhu cầu thiết yếu của mỗi sinh viên tỉnh lẻ ra thành phố học. Nghề nghiệp mà phần đông sinh viên ưa chuộng và dễ kiếm nhất là làm gia sư cho học sinh phổ thông...

Tôi cũng đi làm gia sư giống như bao sinh viên khác. Mục đích hàng đầu của tôi không phải là để có thêm thu nhập hàng tháng như một số người. Tôi đi dạy là để có những kinh nghiệm đứng lớp cho nghề nghiệp tương lai, để hiểu thêm tâm sinh lý các em, để chủ động đối phó trước những tình huống phức tạp trong cuộc sống. Gia sư thì nhiều, học sinh thì chỉ một phần nhỏ, dạy thế nào để có chất lượng là vấn đề không hề đơn giản, là mối quan tâm trăn trở của cả phụ huynh học sinh lẫn gia sư.



Tìm hiểu tâm lý học sinh
Điều quan trọng đầu tiên là bạn phải nắm được tính tình học sinh của mình để có thể linh động áp dụng những cách dạy khác nhau cho phù hợp. Qua một số buổi dạy đầu, bạn nên dành thời gian hỏi nhiều về sở thích của em để nắm bắt được tính cách và gây thiện cảm cho học sinh. Với học sinh nào thì nhẹ nhàng, với học sinh nào thì nghiêm khắc là cả một nghệ thuật mà nếu không để ý rất dễ bị mất việc.
Nhiều phụ huynh thường quan niệm rằng gia sư càng nghiêm khắc càng tốt, nên họ đòi hỏi gia sư phải làm thế nào để cho con em họ "sợ" mới là gia sư có uy tín. Trong khi đó chính những người bố, người mẹ đó lại quá nuông chiều con cái mình. Tôi có một cậu học sinh sống với mẹ. Mẹ cậu cũng là giáo viên nên có dặn tôi phải nghiêm khắc với cậu thì cậu mới nên người. Tôi không đồng ý với cách dạy cứng nhắc đó. Thứ nhất, mẹ cậu dạy tiếng Anh trong khi đó tôi dạy Văn, nên tôi không muốn học sinh của mình bị ức chế trong giờ học chỉ vì cô giáo quá nghiêm khắc. Cần tạo một bầu không khí thật thoải mái để học sinh có hứng thú học môn của bạn.
Thứ hai, tôi biết cậu sống thiếu thốn tình cảm nên tôi cũng hay tâm sự với cậu để có thể xoá bỏ khoảng cách giữa cô và trò, để cậu coi tôi là người bạn đáng tin cậy để có thể hỏi han và nhờ tư vấn giúp. Rõ ràng nếu không tìm hiểu tính cách của học sinh, bạn sẽ rất băn khoăn trong việc lựa chọn phương pháp dạy. Với học sinh thông minh và có phần ngang bướng, nghiêm khắc chỉ đem kết quả ngược lại.

Có phương pháp dạy riêng
Để giữ được chữ tín với phụ huynh học sinh, bạn phải làm thế nào để cho học sinh thích thú với cách dạy của bạn. Rõ ràng người thuê bạn là phụ huynh nhưng bạn dạy tốt hay không, bạn có trụ lại được lâu hay không lại là do học sinh có thích cách dạy của bạn hay không. Vì vậy bạn phải có phương pháp dạy học riêng.
Tôi dạy môn Văn cho học sinh của mình. Một trong những kinh nghiệm của tôi là không bao giờ dạy trước chương trình cho các em. Bạn đừng chủ quan nghĩ rằng bạn có thể giỏi hơn các thầy cô giáo của chúng ở trường. So với họ, bạn chắc chắn không thể ngang bằng về tuổi tác, kỹ năng sư phạm, sự từng trải trong cuộc sống...
Sau khi học xong các phần trong sách giáo khoa, tôi thường cho học sinh đọc thêm tác phẩm của các tác giả học trong chương trình phổ thông. Tôi nhờ chúng đọc “diễn cảm” cho tôi nghe, sau đó tôi sẽ hỏi chúng về câu chuyện đó. Với học sinh lớp 6, tôi bảo em trả lời cho tôi các câu hỏi: Truyện có những nhân vật nào, em thích nhân vật nào nhất, tại sao, em có thể kể lại câu chuyện đó hộ chị được không... Với học sinh lớp 8, tôi thường nhờ em phân chia bố cục tác phẩm, tóm tắt tác phẩm, nhận biết các dấu hiệu nghệ thuật của tác phẩm...
Thường thường các em rất hứng thú với phương pháp dạy học này của tôi. Điều này không chỉ giúp các em có thêm kiến thức mà còn rèn cho các em kỹ năng “đọc” tác phẩm. Phần tập làm văn, đưa ra một đề cho các em, bạn phải tập cho các em thói quen phân tích đề, chia dàn ý. Với từng học sinh, nên áp dụng thật linh hoạt những kỹ năng dạy, như thế bạn sẽ luôn làm chủ được các tình huống.

Tạo tính tự lập cho các em
Đây là vấn đề mà rất nhiều gia sư không để ý đến. Ngày nay không thiếu các gia sư có kiểu làm hộ học sinh của mình để lấy điểm cao mà (cố tình) không nghĩ rằng như thế là đang làm hại các em. Hiện nay các gia đình thuê gia sư về nhà dạy cho con mình đều là những nhà khá giả. Các em thường không phải làm bất cứ việc gì vì đã có người ở làm giúp. Chính vì thế nên dần dần các em quen ỷ lại vào người khác. Bài tập thì hoặc chép từ sách giải, hoặc là nhờ gia sư làm hộ. Các em không chịu động não suy nghĩ trước bất cứ một vấn đề nào.
Tôi có cậu học trò rất thông minh, nhanh nhẹn nhưng ngang bướng và lười. Hôm ấy, tôi đến dạy như mọi lần. Bài tập về nhà của em là hai bài tập làm văn. Tôi giảng qua cho em và yêu cầu em tự viết ra giấy. Em nhất định không chịu, chỉ nói: "Em không hiểu, em không biết viết cái gì". Đầu tiên tôi cố gắng động viên, khích lệ: "Em thông minh thật đấy, nhưng em phải bộc lộ ra nghĩa là phải viết ra giấy thì người khác mới biết chứ"...
Em bảo: "Chị viết hộ em đi, các chị gia sư trước của em cũng thế, khó thế này em làm sao viết nổi". "Đúng, đề văn này với chị rất dễ, chỉ cần ngồi một tiếng chị có thể làm xong cả hai đề cho em, nhưng cái chính là em phải tự viết, vì đó là suy nghĩ của em, chứ không phải là suy nghĩ của chị. Chị đã hướng dẫn cho em rồi, các bạn cùng lớp làm được mà mình không làm được thì xấu hổ quá". Em vẫn tiếp tục "lý sự cùn" với tôi: "Các bạn cùng lớp em cũng toàn do các chị gia sư viết hộ thôi”.
Thấy tôi cương quyết không đồng ý, em bảo: “Thôi, không cần nữa mai em nhận điểm một cũng được”. “Chị hơi bất ngờ đấy, tại sao em lại có thể buông xuôi dễ dàng như thế được nhỉ? Chị làm giúp em chỉ hại em thôi”. Tôi đã nói hết nước hết cái mà em vẫn ngang bướng, chấp nhận không làm. Cuối cùng tôi đành phải bắt em lựa chọn hoặc là tôi đi về, hoặc là em tự làm. Em vẫn không thay đổi quyết định. Tôi đành đứng lên, cầm cặp đi ra cửa. Em liền chạy theo: “Chị ơi, chị đừng về, em đùa đấy, em ngồi làm bây giờ đây". "Chị không thích ai không có tính tự lập và dễ buông xuôi như thế". Em rối rít xin lỗi tôi. Tôi quay trở lại, và buổi học hôm ấy em đã làm rất tốt hai đề văn cô giao.
Rõ ràng, làm gia sư không dễ như một số sinh viên lầm tưởng. Các bạn cũng đừng nghĩ rằng chỉ cần dạy để các em có điểm cao, có thành tích tốt vì những cái ấy chỉ là một phần nhỏ động viên các em. Điều quan trọng là giúp các em trau dồi kiến thức thật sự. Một gia sư có trách nhiệm là gia sư biết cách dạy, không chỉ dạy các em kiến thức mà còn dạy các em cách làm người, lối cư xử đúng đắn.

Trung tâm gia sư Thành Được cung cấp gia sư chuyên :
  • Dạy rèn chữ, chính tả, anh văn, tập đọc, tập làm toán, tập vẽ......cho mầm non, tiểu học.
  • Dạy từ lớp 1->lớp 12 thi chuyển cấp, tốt nghiệp môn: Anh- Toán- Lý- Hóa- Văn- Sinh....
  • Luyện thi đại học tất cả môn thuộc các khối A, A1, B, C, D, D1...V, V1, T, M, H1, R,....
  • Luyện cấp tốc chứng chỉ tiếng anh:TOIEC, IELTS, TOEFL.Chứng chỉ Quốc Gia:A, B, C...
  • Dạy anh văn căn bản và nâng cao, anh văn thiếu nhi, AV người xuất cảnh nước ngoài.
  • Dạy tiếng: Anh - Pháp - Hàn - Nhật - Trung....các chứng chỉ, đàm thoại, giao tiếp cấp tốc.
  • Kèm từ căn bản đến nâng cao các môn năng khiếu: Vẽ, Đàn, Nhạc....cho mọi lứa tuổi.
  • Bồi dưỡng từng môn giúp thi trường chuyên, học sinh giỏi Quận,Thành Phố,Quốc Gia.



Liên hệ trung tâm tư vấn giáo dục-gia sư Thành Được :

* Điện thoại: 0938.226.599 - 0971.747.722

* Website: www.daythem.edu.vn - Email: [email protected]

* Tp.HCM: 63B Hồ Bá Phấn, P.Phước Long A, Quận 9, TPHCM, ĐT:(08)62.787.178

* Hà Nội: Số 4, Ngõ 3 Tô Hiệu, P.Nguyễn Trãi, Q.Hà Đông, Hà Nội, ĐT: (04)73.000.155

* Đà Nẵng: 169 Lê Lợi, P.Hải Châu 1, Q.Hải Châu, Đà Nẵng, ĐT: (0236)7.301.886

* Cần Thơ: 51/1G Đường 3/2, P.Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, Cần Thơ, ĐT: (0710)7.302.044

* Bình Dương: 207/5A Phạm Ngũ Lão, Hiệp Thành, TDM, Bình Dương, ĐT: (0650)7.300.480

* Hải Phòng:
264 Đồng Hòa, Phường Đồng Hòa, Q.Kiến An, Hải Phòng, ĐT: (031)7.306.616

* Đồng Nai:
E10 Khu Phố 1, Phường Tân Hiệp, TP. Biên Hòa,  Đồng Nai, ĐT: (061)7.308.006

* Vũng Tàu:
207 Lê Hồng Phong, Phường 8, TP Vũng Tàu, Bà Rịa, ĐT: (064)7.303.030

Gia sư đăng nhập

Download tài liệu

Video clip

Số lượt truy cập : 72817528
Your IP : 18.207.133.13